Tài liệu hướng dẫn sáng tác 4 – Bố cục thơ văn

BỐ CỤC
Lm TRĂNG THẬP TỰ

Thơ là cảm xúc chứ không phải lý luận. Nó không rành mạch như văn xuôi nhưng vẫn là một thứ ngôn ngữ, ngôn ngữ diễn tả cả ý lẫn tình, cho nên nó vẫn có cái luận lý của nó. Bài thơ dài mấy cũng đều có mở đầu và kết thúc, một mở đầu đúng và một kết thúc đúng; phần còn lại sẽ dẫn từ chỗ mở đầu đến chỗ kết thúc, sao cho ý nhị. Như thế, mỗi bài thơ cần có một bố cục và một bố cục vững.
Có thể so sánh thế nào giữa bố cục của thơ với bố cục của văn xuôi?
1. BỐ CỤC CỦA VĂN XUÔI
Có hai loại bố cục:
A. BỐ CỤC THEO PHẦN, ĐOẠN
Mở
Thân
Dùng trong bài nghị luận (bài văn trình bày quan điểm). Thường có ba phần lớn, trong mỗi phần lớn có những phần nhỏ, trong mỗi phần nhỏ lại có những ý nhỏ hơn (Trong mỗi ý nhỏ này lại có thể có những ý nhỏ hơn nữa…). Các phần lớn thường có độ dài tương đối như nhau. Các phần nhỏ trong mỗi phần lớn, hay các ý nhỏ hơn trong mỗi phần nhỏ cũng thế.
Kết

(THÂN)
I. PHẦN LỚN THỨ NHẤT
A. PHẦN NHỎ THỨ NHẤT
1. ý nhỏ hơn thứ nhất
2. ý nhỏ hơn thứ hai
3. ý nhỏ hơn thứ ba
B. PHẦN NHỎ THỨ HAI
1. ý nhỏ hơn thứ nhất
2. ý nhỏ hơn thứ hai
3. ý nhỏ hơn thứ ba
C. PHẦN NHỎ THỨ BA
1. ý nhỏ hơn thứ nhất
2. ý nhỏ hơn thứ hai

II. PHẦN LỚN THỨ HAI
A. PHẦN NHỎ THỨ NHẤT
1. ý nhỏ hơn thứ nhất
2. ý nhỏ hơn thứ hai
3. ý nhỏ hơn thứ ba
B. PHẦN NHỎ THỨ HAI
1. ý nhỏ hơn thứ nhất
2. ý nhỏ hơn thứ hai
3. ý nhỏ hơn thứ ba

III. PHẦN LỚN THỨ BA
A. PHẦN NHỎ THỨ NHẤT
1. ý nhỏ hơn thứ nhất
2. ý nhỏ hơn thứ hai
B. PHẦN NHỎ THỨ HAI
1. ý nhỏ hơn thứ nhất
2. ý nhỏ hơn thứ hai
3. ý nhỏ hơn thứ ba
C. PHẦN NHỎ THỨ BA
1. ý nhỏ hơn thứ nhất
2. ý nhỏ hơn thứ hai
3. ý nhỏ hơn thứ ba
B. BỐ CỤC BA LAN
Ba lan tức là những đợt sóng lớn nhỏ đẩy nhau. Các phần không tương đương nhau nhưng phần thứ nhất đẩy tới phần thứ hai, phần thứ hai đẩy tới phần thứ ba, thường thì phần sau ngắn hơn phần trước một chút và cứ thế cho đến kết thúc.
Bố cục tiểu thuyết và truyện ngắn thường dệt trên một cái “nút” càng lúc càng gay cấn, khi tới đỉnh cao, nó được giải gỡ và câu chuyện kết thúc.
Kể chuyện hài cũng như viết văn, luôn đẩy tới đỉnh cao rồi giải quyết thật bất ngờ. Bố cục ba lan giúp điều ấy.
2. BỐ CỤC CỦA THƠ
* Nếu bài thơ là bài diễn ca một chuyện văn xuôi có sẵn, nó sẽ theo bố cục câu chuyện.
* Nếu bài thơ là một bài giáo huấn văn vần, nó có thể dùng bố cục theo phần đoạn.
* Nếu bài thơ theo luật thơ Đường, nó thường có bố cục theo phần đoạn, chỉ với 8 câu nhưng chia rõ 4 phần:
– Mở (1-2)
– Thân:
+ Từ ngoài: cảnh (3-4)
+ Vào trong: tình (5-6)
– Kết (7-8)
Hai câu 3-4 đối nhau, hai câu 5-6 đối nhau cả về bằng trắc, loại từ và ý tưởng. Bố cục bài thơ Đường bị coi là gò bó nhưng thật ra nó dạy ta những kinh nghiệm quý: luôn biết chọn lọc để lời thơ được súc tích cô đọng, không rườm rà mà đủ cảnh đủ tình, viết có đầu có đuôi (mở, kết có cân nhắc) và bố cục vững (thân bài đi từ ngoài vào trong, từ cảnh đến tâm tình hoặc ý tưởng sâu xa cần gởi gắm).

• Nếu bài thơ mang tính trữ tình lãng mạn, nó thường có bố cục ba lan: Một mở đầu đẩy tới ý thứ nhất và các ý đẩy nhau cho đến kết thúc.