TỦ SÁCH NƯỚC MẶN – ƯỚC VỌNG

1. Nối ý người xưa

Nước Mặn là tên gọi của một hải cảng, được các cha thừa sai dòng Tên chọn làm cư sở đầu tiên vào năm 1618. Kể từ đó, Nước Mặn chẳng những là một trung tâm truyền giáo mà còn là nơi các thừa sai nghiên cứu và sáng tạo chữ Quốc ngữ trong giai đoạn phôi thai. Nước Mặn còn là “Trường Quốc Ngữ” đầu tiên được linh mục Buzomi vừa là người tổ chức, vừa là thầy dạy cho các thừa sai đến sau. Nước Mặn chính là nguồn cội phát tích “dòng sông Quốc ngữ”.[1]

Trong dòng sông đó, nhà in Làng Sông ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XIX có những đóng góp quan trọng trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ và văn học Quốc ngữ từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Nhà in Làng Sông đáp ứng sách học Quốc ngữ cho hệ thống trường Quốc ngữ Đông Đàng Trong lúc bấy giờ. Đã có hàng ngàn đầu sách được in ấn tại Làng Sông. Hiện nay, thư viện Quốc gia (Hà Nội) đang lưu giữ 241 đầu sách của Nhà in Làng Sông, hầu hết là sách Quốc ngữ, một số ít tiếng Pháp. [2]

Tiếp nối dòng chảy đó, năm 2012, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi chấp thuận cho Ban Văn hóa giáo phận thành lập Tủ sách Nước Mặn. 

2. Ước vọng

– Phục vụ cho việc loan báo Tin mừng.

– Tạo điều kiện in ấn và phát hành sách báo Công giáo của các tác giả trong và ngoài Giáo phận Qui Nhơn.

– Tìm kiếm, tôn tạo và giới thiệu những công trình của người đi trước.

– Giao lưu với những nỗ lực tương tự để khích lệ lẫn nhau và trao đổi kinh nghiệm.

Qua việc biên soạn, in ấn, lưu hành và quảng bá các đầu sách, Tủ sách Nước Mặn tiếp nối “dòng sông Quốc ngữ” và tiếp nối công cuộc rao giảng Tin mừng trên cánh đồng văn hóa.

3. Các kênh thông tin

* Website: tusachnuocman.com

* Facebook: facebook.com/tusachnuocman

* Kênh Youtube: youtube.com/@TusachNuocMan

* Email: tusachnuocman1618@gmail.com

4. Ý nghĩa Logo

– Nửa vòng tròn: tượng trưng cho hình ảnh tủ sách, nơi lưu trữ sách. Một nửa vòng tròn mang ý nghĩa nhìn nhận những công việc của nhóm làm vẫn còn khiêm tốn, liên tục cập nhật sách mới.

– Nền vàng: màu của tinh hoa, những gì tinh túy đã được lưu giữ trong các đầu sách.

– Quyển sách: là hình ảnh trung tâm của Logo, lưu giữ những dấu ấn của con người theo thời gian.

– Số 1618: năm hải cảng Nước Mặn trở thành cư sở đầu tiên địa phận Đàng Trong, cái nôi phôi thai chữ quốc ngữ và trường dạy chữ quốc ngữ.

– Chữ ‘Tủ sách Nước Mặn’ ở giữa có hình Thánh giá diễn tả mong muốn những tác phẩm cũng thấm đượm tinh thần của Phúc âm.

—————————-

[1] LM. VÕ ĐÌNH ĐỆ, Bài tham luận Hội thảo khoa học “Bình Định với chữ Quốc ngữ”, https://baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=18&macmp=18&mabb=53060

[2] NGUYỄN THANH QUANG, Nhà in Làng Sông – Trung tâm truyền bá chữ quốc ngữ và văn học quốc ngữ, https://gpquinhon.org/q/tu-lieu/nha-in-lang-song-trung-tam-truyen-ba-chu-quoc-ngu-va-van-hoc-quoc-ngu-261.html