Phòng truyền thống – Nơi giữ một phần ký ức Giáo phận Qui Nhơn

Một ngày, vô tình nhìn thấy những chiếc đèn dầu cũ nơi một giáo xứ, rồi hồi tưởng lại hình ảnh những vị linh mục già tay cầm chiếc đèn dầu lần đường đi khi tối trời, giản dị đến thương, đến nhớ… mà mình từng chứng kiến, cha Gioan Võ Ðình Ðệ – Quản lý Tòa Giám mục Qui Nhơn đã nghĩ đến việc phải lưu giữ những vật dụng gần gũi của những người đã ươm trồng, chăm bón cần mẫn hạt giống Tin Mừng gieo trong lòng đất GP Qui Nhơn, để hậu thế hình dung được phần nào công lao vun xới đức tin của tiền nhân.

Cha Gioan Võ Đình Đệ giới thiệu những kỷ vật trong phòng lưu trữ với người viết

 

1.

Cha Đệ kể mình đã bắt đầu hành trình sưu tầm những kỷ vật gắn bó với miền đất này một cách rt t nhiên như vậy. Tính đến nay, sau hơn 20 năm tìm kiếm, cất giữ và lưu trữ…, cha đã tạo nên một không gian độc đáo với cả ngàn hiện vật vô giá, mà xem qua tuần tự, có thể xâu chuỗi lại và hình dung được phần nào lịch sử hình thành của giáo phận miền duyên hải này.

Những chiếc đèn dầu gắn với việc di chuyển mục vụ trong đêm thời xưa cũ của các vị mục tử kể trên là những đồ vđầu tiên cha Đệ lưu gi khi các ngài qua đời. Rõ ràng, các cây đèn du này không phải cổ vật quý hiếm, nhiều cây rất đơn sơ, có cái là đèn tự chế…, nhưng cũng như cha, chúng tôi đã nhìn ngắm chúng không chán, vì là minh chứng sống động của sự nhiệt thành vì giáo hữu, trong một thời kỳ khó khăn. Tất cả số đèn dầu cất giữ đều được sắp đặt gọn gàng trong những chiếc tủ kiếng đã đóng đinh chết. Đôi chiếc có thêm dòng ghi chú ngn gn vài thông tin như đèn ca cha nàodùng khi làm cha xứ ở đâu, năm nào… Còn lai lịch chi tiết sưu tầm chỉ có ông cha mê đồ cũ này mới tỏ tường nhất, nhưng cha cứ cười cười, nói không cần thiết đưa ra những thông tin đó, vì mục đích là gìn giữ những giá trị mục vụ của người gieo giống mang tính ước lệ qua hiện vật, không phải sưu tầm theo cách của người chơi đồ xưa, để phải gắn vào một câu chuyện tìm kiếm liêu trai.

Cha Đệ là vậy, sôi nổi, thẳng thắn nhưng nhiệt thành, và luôn chú trọng vào những mục đích nền tảng, cụ thể, không bề ngoài hình thức.

Những chiếc đèn dầu và các loại xe (hình dưới) từng đồng hành trên đường mục vụ của linh mục, tu sĩ GP Qui Nhơn

2.

Gian phòng lưu trữ khá rộng rãi nối thông với một dãy hành lang thông thoáng, nằm ở lầu 1 của dãy nhà xưa bên trong khuôn viên Tòa Giám mục Qui Nhơn. Ngay lối vào, trên tường treo bản đồ giáo phận Qui Nhơn xưa và nay, bên dưới sắp đặt các khúc g được cách điu thành dáng người mang quang gánh, mc áo tơiđội nón lá vi hai đầu gióng trĩu nng lúa vàng, như mun nói đến thành qu ca giáo phn hôm nay mang đầy m hôi và công khó ca nhng ngườđi trước. Mé ngoài hành lang là chiếc Mobylette ca mt linh mc nào đó ngày trước dùng đi li xc du k lit hoặc trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân; bên cạnh dựng một chiếc xe honda Dame cũ kỹ của các nữ tu y viện truyền giáo tại bệnh viện Thánh Gia Qui Nhơn từng sử dụng… Phần lớn các đồ vật được sắp xếp trưng bày trong tủ kiếng để bảo quản dài lâu trước gió biển, cũng như dễ dàng cho mọi người quan sát. Tùy theo nhóm đồ mà có các tủ khác nhau. Ví dụ như tủ áo lễ, tủ chén thánh, tủ hình ảnh, tủ chân nến, tủ thánh giá… Chỉ những món đồ “quá khổ” như chuông, đôn đá, đồng hồ quả lắc đứng… mới được bài trí bên ngoài, xen kẽ sao cho phù hợp. Theo cha Đệ xác tín: “Lịch sử giáo phận không chỉ có các linh mục, tu sĩ mà còn có sự đóng góp của những bà già trầu, những người nông dân chân lấm tay bùn… Cho nên tất cả những món đồ được để ở đây đều rất thân thương, gắn bó và phản ánh một phần ký ức đã qua”. Vì là “cha đẻ” của không gian lưu trữ đặc biệt này nên khi được hỏi về “những đứa con tinh thn” của mình, vị linh mục ngoại lục tuần rạng rỡ, vui và lộ nét yêu thương thấy rõCha nói trong s h hi cun hút ngườđối din: “Mỗi lần mở cửa đi lên đây là sung sướng vì cảm xúc. Coi món này món kia xong lại nhớ đến người này người khác, điều nọ điều kia, và li ct bước đi tìm thêm. Mà chỉ đi lòng vòng hai tỉnh Bình Định và Phú Yên “nhặt nhạnh” thôi, vì tt c nhng gì để  đây đều gn bó vi con ngườvà địa danh trong địa phQui Nhơn này”.

Chúng tôi hỏi cha về những khó khăn trong việc sưu tầm, cha cười hào sảng đậm chất Nam Trung bộ, sau đó trả lời đúng 1 ch: D. Cha kể nhiều món đồ cũ có được do nhiều người biết mục đích tìm tư liệu hiện vật nên cho tặng. Và nhiều món đồ thực sự chỉ là đồ cũ đúng nghĩa gắn bó với đời linh mục mà sau khi các ngài qua đời, giáo xứ gởi về Tòa Giám mc lưu gi Nói về cái duyên với các món k vt, cha Đệ hay dùng t “thình lình ở đâu có” để diễn giải. Cha bảo mình tin vào các thánh thông công, nên trong suốt nhiều năm kiếm tìm, luôn ra đi trong lời cầu nguyện. Như câu chuyện về người hiến tặng bộ ảnh địa phận Qui Nhơn do cha cố Phêrô Dương Tấn Quá chụp từ năm 1933-1944: Một người đã tình cờ sưu tầm và giữ trong nhiều năm bộ ảnh này bỗng một ngày đến ngỏ ý tặng lại giáo phận khi biết có phòng lưu trữ. Đổi lại chỉ xin một chứng thư bảo lãnh ghi nhận việc hiến tặng… Rất nhiều những câu chuyện tình cờ lý thú đầp k nim như vậy suốt thời gian tập hợp, nên không gian hoài nim, nói như cách của cha, “đã hình thành như có một bàn tay vô hình nối kết”.

3.

Có thể kể ra vài câu chuyn qua tng đồ v đây, chẳng hạn là chiếc t trưng bày quyn s chép tay my ngàn bài thuc dân gian ca cha GB. Đỗ Trung Thanh (1928-2008, gx Phú HòaQung Ngãi). Cha Đệ tìm thy toàn b nhng ghi chép này trong chiếc cp cũ ca cha ThanhCái đáng quý là quyển sổ minh chứng cho cái tình của người mục tử lo cho dân nghèo. Những bài thuc dân gian mc mc cha sưu tm hay được ch li có l được cha giúp cho bao dân nghèo khi ngài sng trong dân nghèo, điều kiện y tế chưa phổ quát. Dù chỉ là phương cách dùng thảo dược xung quanh trị các bệnh thông thường như cảm cúm, ho gió, ghẻ lở…, nhưng thấm đượm tình thương ca ông cha x nhà quê. Kiểu vậy, nhiều món đồ  đây là k vt gắn với đời tu của một linh mục nào đó, hay là kỷ niệm của một xứ đạo không còn… Chẳng hạn như chiếc ống điếu và cặp mắt kính của cha Phaolô Nguyễn Thanh Bình (1920-2007), bộ kéo hớt tóc cho trẻ con của cha Phêrô Nguyễn Văn Kính, túi xách đựng dầu kẻ liệt của cha GB. Đỗ Trung Thanh, dây dọi có gắn đầu chì để dò tìm nguồn nước của cha Phêrô Trịnh Hoài Ân (1903-1979), những vật dụng dùng hằng ngày của các chú tại Tiểu chủng viện Qui Nhơn xưa, hay bộ cờ tướng bằng sừng voi của cha Phêrô Lê Châu (1884-1948) trối lại cho cha Phaolô Trương Đắc Cần (1923-2022)… Những tính cách, nếp sống, hình thái mục vụ của các ngài khi còn sống được thể hiện ít nhiu qua từ kỷ vật còn lại.

Một góc phòng lưu trữ

Đúng cht không gian lưu tr nhà đạocòn có thể tìm thấy trong gian nhà nhiều món đồ gắn với đời sng người Công giáo như khuôn làm bánh l ép tay của các dòng nữ trong ngày cũ; sách nghi thức các loi; các mặt đá bàn thờ, nhà tạm, tượng Đức Mẹ, một phần trang trí cung thánh bằng gỗ của nhiều ngôi thánh đường xưa; hình nh các nhà thchủng viện, nhà dòng, sinh hoạt tôn giáo nhiều chục, nhiều trăm năm trước của giáo phận; rồi những chén thánh, đồ vt dùng trong phụng vụ, áo lễ, chuỗi tràng hạt, mũ của các cha Tây; những chiếc tủ kính đựng các ấn phẩm sách từ nhà in Làng Sông hay một số bản báo cáo về hoạt động truyền giáo tại Đàng Trong của các Thừa Sai Dòng Tên… Trong số đó, chúng tôi quan sát thấy có những di vật vô giá như chén thánh dâng lễ của linh mục Gioakim Đặng Đức Tun – mt người con cđất Bình Định rất nổi tiếng với văn chương Việt giai đoạn đầu và nhất là những bản điều trần gởi vua Tự Đức; chén thánh của Đức cha Stêphanô Théodore Cuénot Thể – một vị thánh tử đạo của giáo phận Qui Nhơn; gần 100 chiếc áo lễ nhiều mẫu nhiều màu của các cố Tây thời trước Công đồng Vatican II; quả chuông cổ của nhà thờ Nhà Đá – ngôi thánh đường nay chỉ còn là một phế tích bỏ hoang… (chúng tôi sẽ có những bài viết riêng về các di vật này trong những số báo tới).

Riêng bức tường trung tâm gian phòng có một bảng Tưởng niệm ghi tên những thừa sai, các linh mục đã từng phục vụ trong phần đất giáo phận Qui Nhơn đã qua đời, vi tên tuiđịa sngày tháng năm sinh, năm mt

4.

Sự phong phú của gian phòng lưu trữ giáo phận Qui Nhơn gây nên xúc cảm mãnh liệt với người xem, xen lẫn là sự thú vị vì vỡ ra thêm nhiều kiến thức về một vùng đất vốn đón nhận đức tin khá sớm ở Đàng Trong, trước số tư liệu sống động, đa dng, như đang thy dòng chảy của lịch sử truyền giáo qua trực quan. Nhìn ngắm, hồi tưởng, đối chiếu với những điều từng đọc trong sách vở, gian phòng đưa chúng tôi ngược về lại với từng miền đất, từng con người đã làm nên một giáo phận giàu truyền thống. Tiếng thời gian như vọng về từ tiền nhân, nhắc nhớ thế hệ hôm nay trân quý, giữ gìn những di sản từng được đánh đổi với cuộc đời và sự hy sinh của bao người, để hôm nay hạt giống đức tin được triển nở và kết trái ngọt.

Khuôn ép bánh lễ xưa

Minh Hải
Ảnh trong bài: Trần Tin

Nguồn: https://www.cgvdt.vn/cong-giao-viet-nam/noi-giu-mot-phan-ky-uc-giao-phan-qui-nhon_a17243